QUY CHẾ Làm việc của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Yên Bái khóa IX, nhiệm kỳ 2018-2023
- Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; - Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Yên Bái khóa IX, nhiệm kỳ 2018-2023; Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Yên Bái khóa IX xây dựng Quy chế làm việc như sau: Chương I NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, THƯỜNG TRỰC HỘI NÔNG DÂN TỈNH Điều 1. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội. Có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh. Có nhiệm vụ quyền hạn như sau: 1. Quán triệt, tổ chức thực hiện và hướng dẫn Hội cấp dưới thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy. 2. Xây dựng Hội các cấp vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội; xây dựng tài chính Hội. Phối hợp với chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tổ chức, hướng dẫn hội viên, nông dân thực hiện các phong trào thi đua của Hội tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới. 3. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ, nghị quyết của Hội. 4. Tham gia và hướng dẫn Hội cấp dưới thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; tham gia tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo Quyết định 81-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ; công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị; chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân và tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 5. Thảo luận thông qua kết luận, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề do Ban Thường vụ trình ra Ban Chấp hành tỉnh Hội. 6. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân, báo cáo cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cán bộ Hội theo quy định của Điều lệ Hội 7. Chuẩn bị và triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ; thảo luận và thông qua các văn kiện trình đại hội; đề xuất, giới thiệu với đại hội nhân sự bầu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khoá mới. Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động công tác Hội giữa hai kỳ Hội nghị Ban Chấp hành. Ban Thường vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Cụ thể hóa nghị quyết của đại hội, của Ban Chấp hành; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Hội cấp trên và cấp uỷ thành chương trình, kế hoạch hành động của Hội Nông dân tỉnh để thực hiện và chỉ đạo Ban chấp hành Hội cấp dưới thực hiện 2. Quyết định các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi, quyền hạn của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh. 3. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, Điều lệ Hội. 4. Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hội và các nguồn vốn khác. Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, mô hình kinh tế tập thể trên cơ sở pháp luật quy định để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất và tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động của Hội. 5. Ban Thường vụ tỉnh Hội ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận và văn bản để chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ của Ban Chấp hành; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng và Hội cấp trên, nghị quyết Đại hội và nghị quyết của Ban Chấp hành. 6. Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động của Hội với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội cấp trên; tham mưu, đề xuất, kiến nghị những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đến chức năng, nhiệm vụ của Hội và quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân với cấp uỷ, chính quyền và Hội cấp trên. 7. Phối hợp với các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể ở tỉnh và các cấp ủy đảng địa phương để thực hiện tốt những nhiệm vụ của Hội 8. Chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc họp định kỳ và bất thường của Ban Chấp hành. Chuẩn bị nội dung, nhân sự trình Ban Chấp hành xem xét, thảo luận, quyết định. 9. Định kỳ nghe báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và chỉ đạo công tác đối với các Ban, đơn vị tỉnh Hội, các huyện, thị, thành Hội. 10. Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh. Điều 3. Nhiệm vụ của Thường trực tỉnh Hội Thường trực Hội Nông dân tỉnh gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, có nhiệm vụ thay mặt cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động hàng ngày của cơ quan Hội Nông dân tỉnh và công việc của Hội. Gồm: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Chương trình công tác toàn khoá, xây dựng và thực hiện Chương trình công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng; chỉ đạo, kiểm tra nội dung tài liệu, báo cáo, dự thảo nghị quyết, kết luận trình hội nghị Ban Thường vụ quyết định. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX và các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Hội, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. 3. Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị, thành Hội, các ban, đơn vị trực thuộc Cơ quan tỉnh Hội trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Trung ương Hội và của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội, kịp thời rút kinh nghiệm để chỉ đạo chung. 4. Giải quyết công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong phạm vi, đối tượng theo quy định 5. Xây dựng Chương trình công tác của Ban Thường vụ, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung và triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ. 6. Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các sở, ban, ngành, các đoàn thể của tỉnh, cấp ủy và chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ công tác của Hội và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 7. Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về các hoạt động đối ngoại của tổ chức Hội trong tỉnh. Chương II TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN Điều 4. Ủy viên Ban Chấp hành 1. Chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Trung ương Hội, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, tham gia đầy đủ các hội nghị Ban Chấp hành và các hội nghị khác khi được triệu tập, được cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Hội theo định kỳ, có quyền góp ý kiến, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm của Ban Chấp hành. 2. Tham gia lãnh đạo tập thể Ban Chấp hành, khi tập thể đã thống nhất quyết nghị thì cá nhân phải chấp hành nghiêm túc; trường hợp ý kiến cá nhân không nhất trí với nghị quyết của Ban Chấp hành thì vẫn phải chấp hành theo nghị quyết và được bảo lưu ý kiến đó. 3. Mỗi đồng chí ủy viên Ban Chấp hành tùy theo cương vị, lĩnh vực mình phụ trách, phải đảm bảo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của đại hội, các nghị quyết Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, của Hội cấp trên. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình phụ trách; có trách nhiệm phối hợp cùng tập thể cấp uỷ xây dựng tổ chức Hội được phân công phụ trách vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ủy viên Ban Chấp hành trong quá trình công tác và khi giải quyết công việc không được lấy danh nghĩa thay mặt Ban Chấp hành tỉnh Hội (trừ trường hợp Ban Chấp hành uỷ nhiệm) 4. Nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội trong từng thời gian. Thường xuyên theo dõi, tập hợp tình hình nông dân và công tác Hội, báo cáo kịp thời với Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội. Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành công tác ở các sở, ngành, ngoài những nhiệm vụ được phân công còn có trách nhiệm tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo ngành để phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai các nhiệm vụ công tác Hội, giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. 5. Định kỳ cuối năm, các ủy viên Ban Chấp hành căn cứ vào nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công, tiến hành tự kiểm điểm, đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động của mình về Ban Thường vụ tỉnh Hội để tập hợp, làm cơ sở kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trước Ban Chấp hành. Điều 5. Đồng chí Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh 1. Là người đứng đầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cơ quan tỉnh Hội. Phụ trách chung và chịu trách nhiệm cao nhất trước Tỉnh uỷ, Trung ương Hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội về mọi mặt công tác Hội và phong trào nông dân toàn tỉnh, mọi hoạt động của Cơ quan tỉnh Hội. Trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, tài chính và Hội Nông dân các huyện Mù Cang Chải, Yên Bình 2. Tiếp thu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với tập thể Thường trực chuẩn bị nội dung để Ban Thường vụ trình Ban Chấp hành thảo luận, quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội trong từng thời gian và tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ đó. 3. Chủ động đề xuất với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể để tạo điều kiện cho Hội thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra. Đại diện cho tổ chức Hội và nông dân tỉnh Yên Bái mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện nguồn lực cho Hội thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra 4. Chủ trì, kết luận các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội. Dự các hội nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sở, ban, ngành có liên quan đến những vấn đề về nông dân, nông thôn, nông nghiệp. 5. Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản có nội dung công tác trọng tâm, cơ bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội. 6. Bên cạnh trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chung, đồng chí Chủ tịch còn là Thủ trưởng Cơ quan chuyên trách Hội cấp tỉnh, có trách nhiệm lãnh đạo Cơ quan tỉnh Hội làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công tác Hội và phong trào nông dân theo Quy chế tổ chức và hoạt động Cơ quan Hội Nông dân tỉnh. Điều 6. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực 1. Có trách nhiệm giúp Chủ tịch giải quyết các công việc chung hàng ngày của cơ quan tỉnh Hội trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của Ban Thường vụ đã thống nhất trong Thường trực tỉnh Hội, thay mặt Chủ tịch giải quyết những nhiệm vụ được ủy quyền, khi Chủ tịch đi vắng. Dự các hội nghị của tỉnh, các ngành, đoàn thể được Chủ tịch phân công. 2. Nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. 3. Chủ trì, phối hợp với các Phó Chủ tịch chỉ đạo Trưởng các Ban, đơn vị để chuẩn bị các văn bản, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội. 4. Chủ động báo cáo với Chủ tịch về những công việc có liên quan đến hoạt động của tỉnh Hội, trao đổi, phối hợp với các Phó Chủ tịch khác để điều hành công tác của các Ban, đơn vị đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình công tác. 5. Giữ mối quan hệ công tác với các cấp Hội, các huyện, thị, các cơ quan, đoàn thể ở tỉnh. Phối hợp Phó Chủ tịch phụ trách Văn phòng chỉ đạo chuẩn bị nội dung của các hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội 6. Giúp Chủ tịch tham mưu chỉ đạo các hoạt động lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức các phong trào nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể. Phụ trách Ban Kinh tế-Xã hội, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, kiêm nhiệm Giám đốc Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân và phụ trách Hội Nông dân các huyện Lục Yên, Văn Chấn. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội về lĩnh vực công tác được phân công. 7. Ký các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công hoặc được Chủ tịch ủy quyền. Tham gia các Ban Chỉ đạo của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công Điều 7. Các Phó Chủ tịch 1. Các Phó Chủ tịch có trách nhiệm: a. Giúp Chủ tịch tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội trong lĩnh vực công tác được phân công. Kiểm tra, đôn đốc các Ban, đơn vị, các huyện, thị, thành Hội thực hiện các Nghị quyết của Hội và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. b. Thường xuyên báo cáo tình hình, đề xuất với Chủ tịch, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành về chủ trương, biện pháp công tác nhằm đẩy mạnh hoạt động của Hội, nhất là những lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. c. Phối hợp với đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày theo sự phân công của tập thể Thường trực hoặc thay mặt đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực giải quyết các công việc khi được uỷ quyền. d. Chủ động phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể ở địa phương để phối hợp công tác tạo điều kiện thuận lợi cho các huyện, thị, thành Hội và cơ sở Hội hoạt động đạt hiệu quả. đ. Dự các hội nghị của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh được Chủ tịch phân công, ký các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. e. Tham gia thành viên các Ban Chỉ đạo của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch. g. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công 2. Phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch tham mưu, chỉ đạo công tác Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; xây dựng, củng cố tổ chức Hội và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp; công tác kiểm tra, kỷ luật Hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; công tác Quốc phòng, An ninh, Dân tộc, Tôn giáo; phối hợp trợ giúp pháp lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; phụ trách Ban Xây dựng Hội và Hội Nông dân các huyện Trạm Tấu, Thị xã Nghĩa Lộ. 3. Phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch tham mưu, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong các cấp Hội, các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, kiêm nhiệm Phó Giám đốc Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân. Phụ trách Văn phòng tỉnh Hội và Hội Nông dân Văn Yên, Trấn Yên, Thành phố Yên Bái Điều 8. Các Ủy viên Ban Thường vụ 1. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ được phân công một hay một số nhiệm vụ cụ thể, tham gia lãnh đạo tập thể của Ban Thường vụ và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách. 2. Nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ, Thường trực về những chủ trương, biện pháp công tác thuộc lĩnh vực được phân công để thảo luận và quyết định. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được giao. 3. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường vụ, đóng góp xây dựng chủ trương, nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh Hội, thảo luận, biểu quyết các công việc của Hội do Thường trực trình. 4. Sâu sát cơ sở, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tỉnh Hội và Hội cấp trên, kịp thời phản ánh, báo cáo với Thường trực, Ban Thường vụ về tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; tình hình tổ chức và hoạt động Hội; những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình công tác của đơn vị, địa phương, lĩnh vực mình phụ trách; đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các giải pháp khắc phục kịp thời những khuyết điểm, tồn tại, những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Chương III CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC Điều 9. Phương pháp công tác 1. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực tỉnh Hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đảm bảo vai trò lãnh đạo của tập thể, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân đồng chí Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh. 2. Nghị quyết của tập thể phải được chấp hành nghiêm chỉnh, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chỉ có giá trị thi hành khi có quá 1/2 tổng số ủy viên được triệu tập đồng ý. Những ý kiến khác với nghị quyết có quyền được bảo lưu. Điều 10. Thực hiện chế độ làm việc 1. Chế độ làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ a. Hội nghị Ban Chấp hành mỗi năm họp định kỳ 2 lần, Ban Thường vụ họp mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ triệu tập hội nghị bất thường, mở rộng khi cần thiết để thảo luận, quyết định những vấn đề cấp bách thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các công việc có liên quan. b. Xây dựng chương trình công tác toàn khóa và hàng năm. c. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có chương trình, kế hoạch cụ thể để dành thời gian thỏa đáng đi cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo phong trào. d. Các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ( Kể cả Hội nghị thường kỳ và bất thường) phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 số ủy viên được triệu tập và đều phải có Nghị quyết hoặc Kết luận. e. Các Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải giữ đúng kỷ luật phát ngôn; nói, viết và làm theo đúng nghị quyết đã được hội nghị thống nhất thông qua g. Trong quá trình chỉ đạo có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ nhưng chưa đến kỳ họp, Ban Thường vụ ủy quyền cho Thường trực giải quyết, chịu trách nhiệm và báo cáo Ban Thường vụ vào kỳ họp gần nhất. h. Cuối năm, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có trách nhiệm tự kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy chế đã đề ra 2. Chế độ làm việc của Thường trực tỉnh Hội. 1. Thường trực họp giao ban định kỳ 1 tuần 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết. 2. Theo định kỳ hằng tháng, tổ chức giao ban các Trưởng, Phó ban Cơ quan tỉnh Hội để nắm bắt tình hình và triển khai chương trình, kế hoạch công tác. 3. Hằng năm, Đảng đoàn cùng Thường trực Hội Nông dân tỉnh có kế hoạch làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để báo cáo tình hình hoạt động công tác Hội và đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời có kế hoạch làm việc với Thường trực các huyện, thị, thành uỷ về công tác Hội và phong trào nông dân của huyện, thị, thành Hội. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. 1. Quy chế này được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Yên Bái thống nhất thông qua tại kỳ họp thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2018. 2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề chưa hợp lý, Ban Thường vụ tỉnh Hội xem xét điều chỉnh, bổ sung trình Ban Chấp hành xem xét quyết định. 3. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực với sự giúp việc của Văn phòng tỉnh Hội có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và duy trì thực hiện bản Quy chế này./.
|