Nguồn hỗ trợ chính của chương trình được chuyển qua một quỹ ủy thác của nhiều nhà tài trợ (hiện đang được Thụy Điển, Phần Lan và Mỹ tài trợ). Phần hỗ trợ bổ sung được Đức tài trợ thông qua dự án Carlowitz và tổ chức AgriCord.
FFF có một Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo bao gồm các chuyên gia có chuyên môn cao được lựa chọn từ các lĩnh vực và khu vực khác nhau.
FFF xây dựng dựa trên cơ sở hơn 10 năm kinh nghiệm với Chương trình (Quỹ) Hỗ trợ Lâm nghiệp Quốc gia, một quỹ trước đây gồm nhiều nhà tài trợ đặt tại FAO đã cung cấp kinh phí hỗ trợ cho hơn 80 quốc gia và một số chương trình được thực hiện với sự hợp tác với các đối tác IIED và IUCN bao gồm cả Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Chương trình phát triển quan hệ đối tác lâm nghiệp và kết nối rừng.
Tầm nhìn của FFF
"Hộ gia đình sản xuất nhỏ, cộng đồng và người dân bản địa và các tổ chức của phụ nữ được cải thiện sinh kế và ra quyết định đối với rừng và các vùng canh tác xung quanh rừng".
Nhiệm vụ của FFF
“Nhằm thúc đẩy việc quản lý rừng và canh tác trang trại bền vững thông qua việc hỗ trợ các tổ chức địa phương, quốc gia và quốc tế và là nền tảng để thúc đẩy sự tham gia tham vấn chính sách và đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương”.
FFF hoạt động trên ba lĩnh vực chính hay gọi là “trụ cột”
* Tăng cường năng lực về kinh doanh, sinh kế và tham vấn chính sách cho các tổ chức của nông dân sản xuất nhỏ, phụ nữ, cộng đồng và người dân bản địa.
* Hỗ trợ các diễn đàn chính sách giữa các bên, các lĩnh vực liên quan với chính quyền ở các cấp địa phương và quốc gia
* Kết nối tiếng nói và kiến thức của địa phương/quốc gia đến cấp độ toàn cầu thông qua quá trình tham gia, truyền thông và chia sẻ thông tin.
Định nghĩa của FFF về các tổ chức người làm rừng và trang trại
Những người làm rừng và trang trại là phụ nữ và nam giới, gia đình nông dân sản xuất nhỏ, người dân bản địa và công đồng dân cư tại địa phương, những người có mối quan hệ chặt chẽ với sản xuất nông lâm nghiệp gắn với vùng cảnh quan rừng để sinh kế.
Họ trồng và quản lý rừng bền vững, thu hoạch và xử lý, chế biến một loạt các loại hàng hóa dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ để sử dụng cho đời sống của họ và cung cấp ra thị trường địa phương, quốc gia và quốc tế.
Họ phối hợp với nhau trong một sự đa dạng của các tổ chức người sản xuất rừng và trang trại (POs) mang tính truyền thống, chính thức, không chính thức giúp các nhà sản xuất chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm; tham gia vào vận động chính sách; bảo đảm quyền sở hữu và quyền tiếp cận rừng, đất đai và tài nguyên thiên nhiên; cải thiện rừng bền vững và quản lý trang trại; mở rộng thị trường; xây dựng doanh nghiệp, tăng thu nhập và phúc lợi.
Các tổ chức những người sản xuất rừng và trang trại có thể rất khác nhau về quy mô và hình thức tổ chức, tập trung vào rừng hoặc sự kết hợp của rừng và các hoạt động nông lâm nghiệp có liên quan và có thể bao gồm người dân bản địa và các tổ chức cộng đồng địa phương; các hiệp hội trồng rừng và nông lâm nghiệp; các hiệp hội chủ rừng; các hợp tác xã (HTX) và các công ty sản xuất; và các nhóm bảo trợ và liên đoàn của họ.
Việc thực hiện FFF diễn ra chủ yếu ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu thông qua Thỏa thuận đối tác nhiều năm và tài trợ với các tổ chức người làm rừng và trang trại, cơ quan chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ ở cấp quốc gia.
Năm 2013, FFF đã triển khai ở 06 nước, gồm: Guatemala, Nicaragua (Châu Mỹ la tinh), Gambia và Liberia (Châu Phi), Nepal và Myanmar (Châu Á). Năm 2014, FFF đã lựa chọn thêm 04 nước mới để thực hiện, đó là: Bolivia, Kenya, Zambia và Việt Nam. Xem thêm: http://www.fao.org/partnerships/forest-farm-facility/en/