• Loading...
 
CPTPP và tác động với nông nghiệp, nông dân
07/06/2018 10:42:00 SA

 CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) là viết tắt của cụm từ tiếng Anh có nghĩa là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” và còn được gọi là TPP-11.

Hiệp định được ký kết chính thức vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Santiago, Chile giữa 11 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

11 nước tham gia CPTPP

Đây là một hiệp định về nguyên tắc thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao. Không chỉ đề cập tới các nguyên tắc FTA truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước. Hiệp định này còn đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan tạo ra các khu vực mậu dịch tự do

CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng đã bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị 11 nước còn lại phản đối, đi kèm là hạ thấp một số tiêu chuẩn bắt buộc do không còn có sự yêu cầu của Mỹ. TPP đã được ký giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhưng không bao giờ có hiệu lực sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định. Sau đó, 11 nước còn lại đã đồng ý đàm phán khôi phục lại hiệp định và đạt được thỏa thuận đi đến ký kết chính thức. Do đó, CPTPP còn đươc gọi là TPP-11.

Tham gia CPTPP, mức thuế xuất nhập khẩu bình quân áp dụng cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường CPTPP sẽ có thể giảm từ 1,7% xuống 0,2%. Những hàng rào phi thuế quan xuất nhập khẩu (bao gồm các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời...) cũng sẽ phải gỡ bỏ đáng kể.

CPTPP hay còn gọi là TPP-11 sau khi Mỹ rút khỏi

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của CPTPP trong trường hợp của Việt Nam. Tính đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ USD, tăng ở các ngành “thực phẩm, đồ uống, thuốc lá” (+10,1 tỉ USD), “may mặc, hàng da” (+9,9 tỉ USD) và “dệt may” (+0,5 tỉ USD). Tuy nhiên, sẽ có những ngành có mức xuất khẩu giảm lớn như “nông nghiệp” (- 1,6 tỉ USD), “sản xuất công nghiệp khác” (- 1,2 tỉ USD), “kim loại” (- 0,4 tỉ USD)... Ngoài khó khăn về xuất khẩu sản phẩm “nông nghiệp” thì khi mở cửa thị trường theo cam kết của Hiệp định CPTPP, các mặt hàng nông nghiệp nước ngoài với thương hiệu, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao cũng sẽ được nhập khẩu “tự do” vào Việt Nam.

Do đó, nông nghiệp trong CPTPP là lĩnh vực nhiều thách thức nhưng không phải không có cơ hội. Tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi, tới năm 2030, CPTPP sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,50 USD/ngày. CPTPP còn khuyến khích và thúc đẩy việc cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng lao động, tăng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hoá, truy xuất nguồn gốc...

Chăn nuôi gặp khó khi phải cạnh tranh với các nước có nền chăn nuôi mạnh như New Zealand, Australia, Canada

Để có thể vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, nông dân cần chủ động đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn theo những tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng công nghệ chế biến, bảo quản và sản xuất theo chuỗi - từ sản xuất đến tiêu thụ. Tập trung vào các sản phẩm thế mạnh địa phương, vùng miền. Đặc biệt, phải thay đổi về tư duy, đó là tư duy chấp nhận cạnh tranh cùng với tư duy phải liên kết, hợp tác giữa người nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đặc biệt lưu ý những ngành ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân như nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi… Chính quyền các cấp đang quyết tâm thực hiện quá trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả 3 cấp độ: cấp quốc gia, cấp doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm; nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường; nâng cao trình độ lao động và nguồn nhân lực để nước ta có bước chuẩn bị tốt hơn, đối phó và vươn lên đáp ứng tiêu chuẩn chung của hiệp định.

Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ tham gia một hiệp định thương mại tự do (FTA). Ngoài CPTPP, Việt Nam cũng đang đàm phán nhiều hiệp định FTA, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với cơ hội mở rộng được thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Hiệp định đàm phán giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Theo phân tích của Ngân hàng thế giới (World Bank), RCEP sẽ đem lại lợi ích cho nhóm 40% lao động thu nhập thấp tại những ngành có mức độ tập trung lao động lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Hội nhập quốc tế, bên cạnh các lợi ích đạt được, nông nghiệp, nông dân sẽ gặp phải những tác động mạnh mẽ và trực tiếp. Cán bộ các cấp Hội cần nắm rõ được chủ trương đối ngoại của Đảng, chính sách hội nhập của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế để tuyên truyền, phổ biến cho hội viên, nông dân chủ động tận dụng cơ hội, đón nhận và giải quyết được các khó khăn trong các Hiệp định thương mại có ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trần Thành; Ảnh: Internet

 

VĂN BẢN HỘI

Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành Quy định quy trình luân chuyển hỗ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nghị quyết số 98/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên bái ngày 24/10/2024 về Quy định chế độ ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư ( ngành, nghề ưu đãi đầu tư) hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 15/10/2024 về Ban hành quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nghị định số 141/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/10/2024 Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS)

Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thông tư số 73/2024/TT-BTC ngày 21/10/2024 của Bộ tài chính , về Quy định mức thu , miễn, chế độ thu , nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

Công văn số 393-CV/HNDT ngày 16/10/2024 V/v điều tra dư luận xã hội về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Công văn số 392-CV/HNDT ngày 16/10/2024 V/v triển khai Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiển nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019”

THƯ VIỆN ẢNH

      

Thư viện Video