Sau thời gian Hội NDVN triển khai chương trình FFF tại Việt Nam đã thu được những kết quả bước đầu. Đã có thêm 9 Tổ hợp tác (THT) được thành lập, 996 hộ nông dân trồng rừng tham gia THT, các thành viên HTX đã sản xuất được các sản phẩm bán ra thị trường…
|
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nuyễn Hồng Lý (áo vest đen hàng đầu) thăm gian hàng các THT của tỉnh Yên Bái tham gia hội chợ AgroViet 2016 với những sản phẩm từ rừng |
Những con số ấn tượng
Trong Hợp phần 1, nâng cao năng lực cho các tổ chức sản xuất rừng và trang trại về khả năng kinh doanh và tham gia vận động chính sách, kết quả đã có 9 THT được thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh, trong đó có 1 THT đang thành lập HTX. Các THT này tham gia vào các chuỗi sản phẩm gỗ keo, gỗ mỡ, quế, hồi, chè và làm tăng thu nhập cho các thành viên từ 3 đến 12 % so với trước.
31 thúc đẩy viên ở cơ sở và cán bộ HND các cấp được nâng cao năng lực về phát triển tổ chức, truyền thông, vận động chính sách, tiếp cận thị trường cung cấp dịch vụ cho hội viên nông dân ... từ đó họ hỗ trợ các THT tốt hơn và phối hợp hiệu quả hơn với chính quyền dịa phương và các sở ban ngành.
996 hộ nông dân trồng rừng tham gia THT (348 nữ) được hưởng lợi trực tiếp từ FFF; 8 vấn đề/chính sách đã được đề xuất bởi HNDcác cấp và các THT trồng rừng và được giải quyết.
Đặc biệt, gần 4,5 km đường rừng được sửa chữa và làm mới (tương đương 2,35 tỷVND).
Nhiều sản phẩm được thị trường đón nhận
Các THT tham gia FFF đã ký hợp đồng hợp tác và bán trược tiếp sản phẩm cho các công ty lớn như Công ty xuất khẩu quế hồi ( Hagimex), Công ty chế biến lâm sản Nam Định (NAFOCO), Woodland, Công ty quế hồi Việt Nam và các đối tác tiềm năng khác.
Các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương quan tâm hơn đến phát triển các THT. Hỗ trợ các THT/HTX được đưa vào chươnng trình kế hoạch phát triển KT-XH của các xã, huyện, tỉnh thực hiện dự án.
Đối với các THT, họ hiểu được lợi ích làm việc theo nhóm, các thành viên cùng nhau góp vốn đầu tư kinh doanh, chế biến tăng giá trị và thu nhập của các thành viên,có nhiều thông tin thị trường về các sản phẩm của THT, tìm được các công ty, tư thương thu mua với giá cao hơn và ký hợp đồng.
Nông dân đã biết áp dụng kỹ thuật trồng, thu hoạch và chế biến lâm sản, phát triển thêm sản phẩm và tiếp cận chuỗi, có tiếng nói với chính quyền địa phương về xây dựng và thực thi chính sách. Họ hiểu và thực hiện quản lý rừng bền vững, có nhóm hộ đã có chứng chỉ rừng.
Trong Hợp phần 2, sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các Bộ, ngành, TC Lâm nghiệp, các chi cục lâm nghiệp/kiểm lâm, với chính quyền, các tổ chức chính phủ, NGOs, các tổ chức QT, các doanh nghiệp… chặt chẽ hơn và hỗ trợ cho THT/HTX và người dân trồng rừng.
Năm 2016, HND huyện Yên Bình, Yên Bái đã thành lập hiệp hội các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC. 1.738 ha keo (494 hộ gia đình áp dụng) do HND huyện Yên Bình triển khai đã được cấp chứng chỉ gỗ hợp pháp FSC ngày 4.11. 2016.
Gần 100 ha quế xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, Yên Bái trồng mới giống có nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình quế hữu cơ.
Đưa tiếng nói của nông dân ra thế giới
Tại Hợp phần 3, HND tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, đại diện THT… đã tham gia các hội nghị về lâm nghiệp và học tập kinh nghiệp phát triển lâm nghiệp tại Nam Phi, Philippin, Thái lan, Myanma, qua các Hội nghị, các đoàn công tác, các Video, sách báo… người nông dân đã đưa tiếng nói của mình đến với thế giới.
Tiếng nói của người sản xuất nhỏ, bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình FFF đã và đang được chia sẻ tới các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Bài học kinh nghiệm
Sản xuất không gắn chế biến, kinh doanh là sản xuất không bền vững.
Vai trò quan trọng của tổ chức điều phối của Ban Quản lý Chương trình FFF, TW Hội Nông dân Việt Nam với giữa các bên: nông dân/THT, Doanh nghiệp, các chuyên gia/nhà khoa học, chính quyền địa phương.
Sự tham gia của HND các cấp và chính quyền địa phương tác động lớn tới sự phát triển của các THT và thành công của FFF.
Không niềm tin, không có sự hợp tác giữa các thành viên THT, giữa THT với THT, HTX khác, giữa THT với các cấp chính quyền địa phương thì sẽ không có THT hoạt động tự chủ, bền vững.
Có sự tham gia, học đi đôi với hành, xuất phát từ nhu cầu của người dân và cần sự hướng dẫn, kèm cặp sau khi thành viên các THT, THT, HTX được nâng cao năng lực và áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật và thực tế.
Tạo tính tự chủ cho các THT, HTX là chìa khóa cho sự bền vững.
Lựa chọn các THT/HTX khi bắt đầu tham gia Chương trình FFF có tác động quan trọng tới kết quả của dự án.
Loan Trần - HNDTW
Tin khác