- Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) được khỏi phát từ năm 1979 tại Làng Oyama, tỉnh Otila, Nhật Bản là một điển hình của việc phát triển nghành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực tại địa phương đã mang lại hiệu quả lớn. Trong 20 năm (1979-1999) phong trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (1,1 tỷ USD). Kinh nghiệm của Nhật Bản đã áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Tại Trung quốc có phong trào “Mỗi nhà máy một sản phẩm”, “Mỗi thành phố một sản phẩm”, “Mỗi làng một báu vật”; Tại Philippin có phong trào “Mỗi thị trấn một sản phẩm”; Tại Malaysia có phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, “Mỗi làng một nghề”… giúp các nước tận dụng được nguồn lực của địa phương, phát huy sức mạnh của cộng đồng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống thu được những thành công nhất định trong phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Tại Việt Nam, năm 2005 Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thông đã xây dựng đề án “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006-2015”, gắn với triển khai chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Theo đó, mỗi làng sẽ tự lựa chọn và quyết định hình thành, phát triển một nghề có nhiều hộ và doanh nghiệp tham gia. Mỗi xã quyết định phát triển ít nhất một làng nghề có sản phẩm đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên đến nay hiệu quả mang lại từ mô hình này còn hạn chế do: Các làng nghề được tổ chức thiếu chuyên nghiệp, tư duy làm ăn nhỏ, manh mún, không bền vững; Công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; Kỹ năng tiếp cận thị trường của nhiều làng nghề còn kém; Tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; Công tác quy hoạch, phát triển ngành nghề, làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các làng nghề (Một số nơi như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng đã triển khai mô hình mỗi làng một sản phẩm nhưng kết quả còn hạn chế).
Năm 2013, sau khi nghiên cứu, học tập tại Nhật Bản và Thái Lan, tỉnh Quảng Ninh đã đặt tên chương trình là “Mỗi xã, phường một sản phẩm” và đưa vào chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đã định hướng vào phát triển trước nhóm sản phẩm lợi thế như: Lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, tôm thẻ chân trắng, hàu Thái Bình Dương; Ba kích, trà hoa vàng; Miến dong, gạo nếp cái hoa vàng…Đến nay đã có 210 sản phẩm của 180 hộ và nhóm hộ (HTX) đăng ký tham gia OCOP, đã có 103 sản phẩm nhận được sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, 99 sản phẩm được cấ giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3-5 sao (Tiêu chuẩn Quảng Ninh) trong đó có cả các sản phẩm du lịch như làng Yên Đức, lễ hội hoa ở Hoành Bồ, Ba Chẽ… Qua 3 năm thực hiện tổng giá trị hàng hóa bán ra là trên 672 tỷ đồng (gấp 3 lần kế hoạch), số hộ tham gia OCOP ngày càng tăng. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành mô hình điểm trong hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu hướng tới xuất khẩu.
- Một số làng nghề truyền thống, sản phẩm địa phương của Yên Bái đã được thị trường ngoài tỉnh biết đến như: Làng nghề đan rọ tôm ở xã Phúc An, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình; Làng nghề sản xuất miến đao ở xã Phúc Lộc, xã Giới Phiên, TP. Yên Bái; Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Việt Thành, Báo Đáp, Đào Thịnh, Tân Đồng, H. Trấn Yên; Nghề sản xuất chổi chít ở P. Pú Trạng, Làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An; Làng du lịch cộng đồng xã Nghĩa Lợi, Nghĩa An, TX Nghĩa Lộ; Làng bưởi Khả Lĩnh, xã Đại Minh, H. Yên Bình; Gạo nếp xã Tú Lệ, Chè san tuyết xã Suối Giàng, H. Văn Chấn; Quế Văn Yên…
- Đối với tỉnh Yên Bái muốn xây dựng thành công mô hình “Mỗi xã một sản phẩm/mỗi làng một nghề” cần phải xây dựng đề án cụ thể, xác định được các nhóm sản phẩm lợi thế, sản phẩm truyền thống của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và liên kết bao tiêu sản phẩm (không nhất thiết là làng/xã nào cũng phải có sản phẩm, nghề). Từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp, phát triển làng nghề, tạo ra các sản phẩm tốt, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường… phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là một giải pháp quan trọng nhất đề phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Một số mô hình Hội Nông dân đã triển khai, hỗ trợ HVND xây dựng như: Mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm tại xã Nghĩa Tâm– H. Văn Chấn; Xây dựng HTX Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh – Trấn Yên (hiện nay xã UBND xã Đào Thịnh đã quy hoạch 600 ha sản xuất quế hữu cơ); HTX Bình Minh sản xuất, chế biến gỗ FSC tại xã Phú Thịnh – H. Yên Bình.
Ban Kinh tế - Xã hội
Tin khác