• Loading...
 
Chủ động phòng trừ “sâu keo mùa thu”
20/05/2019 9:08:00 SA

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái “sâu keo mùa thu” đã xuất hiện và gây hại mạnh trên ngô xuân. Đây là loài sâu hại mới xâm nhập, có khả năng di trú xa, gây hại nặng cho ngô và nhiều loại cây trồng khác nên cần có biện pháp quản lý để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

“Sâu keo mùa thu” trên cây ngô.

“Sâu keo mùa thu” trên cây ngô

 

Theo số liệu điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời kỳ cao điểm cuối tháng 4/2019, "sâu keo mùa thu” gây hại trên ngô xuân với diện tích nhiễm 149 ha, trong đó nhẹ 111 ha, trung bình 36 ha, nặng 2 ha. Sâu chủ yếu ở giai đoạn tuổi 5, 6, nhộng. Thống kê mới nhất, sâu keo mùa thu đã gây hại tại các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Mù Cang Chải, Yên Bình. 

Theo bà Hoàng Yến – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đây là loài sâu hại mới xâm nhập, có khả năng di trú xa, gây hại nặng trên cây ngô và nhiều loại cây trồng khác như lúa, kê, mía, các loại rau, cây bông. Chúng có các đặc điểm nhận dạng là đầu hình chữ Y ngược, trên lưng đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen bố trí cân đối nhau tạo thành hình vuông. Lưng có 3 sọc màu sáng chạy song song, chia phần lưng mỗi đốt thành 2 phần đều nhau, trên mỗi phần có 2 chấm đen và cơ thể có nhiều lông”. 

Khác với các loài từng gây hại trước đây, đó là sức ăn của chúng rất khỏe. Qua điều tra thường trên mỗi đợt ngô chỉ phát hiện 1 cá thể sâu trưởng thành, chúng có thể ăn rách nát hết phần ngọn trong một vài ngày và thải ra lượng phân lớn. Sâu tuổi nhỏ thường tập trung nhiều cá thể trên một cây. 

Một đặc điểm nổi bật nữa là chúng thường phản ứng giả chết và cuộn tròn khi đụng vào. Màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi sâu và điều kiện ngoại cảnh, có thể hơi xanh, nâu, xám hoặc pha trộn xám và đen. Chúng gây hại từ trong ra ngoài, phần ngọn cây ngô thường bị cắn đứt trước, sau đó chúng ăn khuyết dần các lá tiếp theo. 

Trước diễn biến tình hình sâu bệnh như trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản, chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuyên môn phổ biến thông tin về loài sâu này đến cán bộ kỹ thuật và nông dân; tổ chức điều tra phát hiện, xác định sự xuất hiện gây hại của sâu trên cây ngô và các cây trồng khác như lúa, ngô, mía... 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật điều tra đồng ruộng để thống kê diện tích nhiễm bệnh, dự báo chính xác, ra thông báo chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra các văn bản chỉ đạo kịp thời trong việc phòng chống dịch bệnh; tăng cường cán bộ kỹ thuật phối hợp với nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời và hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ. 

Mặt khác, Chi cục phối hợp với các cơ quan liên quan mở các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị và biện pháp phòng trừ sâu  hại cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng; tăng cường hướng dẫn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả; khi sâu bệnh phát sinh lập tức dập, diệt không để lây lan ra diện rộng. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp, tính đến ngày 8/5, các địa phương đã phòng trừ được 90 ha. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhiều khả năng sâu sẽ gây hại trên cây ngô vụ sau và nhiều loại cây trồng khác. Do đó, để chủ động phòng trừ hiệu quả, Chi cục đề nghị Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị, thành phố tổ chức tập huấn nhận biết và phổ biến các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu cho viên chức làm công tác kỹ thuật của trung tâm.

Tăng cường công tác điều tra, theo dõi xác định sự xuất hiện gây hại của sâu trên đồng ruộng; hướng dẫn nông dân cách nhận biết đặc điểm phát sinh gây hại và các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả. Biện pháp thủ công là thường xuyên kiểm tra đồng ruộng đặc biệt ở giai đoạn ngô 3 - 6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu huỷ; sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non. 

Bà con nông dân có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: lndoxacarb, Chlorantraniliprole, lubendiamide, Abamectin, Emamectin... Để tăng tính hiệu quả phòng trừ bà con nông dân nên phun kỹ trên ngọn cây và phun vào chiều mát.

 

Theo YBĐT

VĂN BẢN HỘI

Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành Quy định quy trình luân chuyển hỗ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nghị quyết số 98/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên bái ngày 24/10/2024 về Quy định chế độ ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư ( ngành, nghề ưu đãi đầu tư) hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 15/10/2024 về Ban hành quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nghị định số 141/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/10/2024 Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS)

Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thông tư số 73/2024/TT-BTC ngày 21/10/2024 của Bộ tài chính , về Quy định mức thu , miễn, chế độ thu , nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

Công văn số 393-CV/HNDT ngày 16/10/2024 V/v điều tra dư luận xã hội về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Công văn số 392-CV/HNDT ngày 16/10/2024 V/v triển khai Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiển nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019”

THƯ VIỆN ẢNH

      

Thư viện Video